Uncategorized
Phát triển ngành Xây dựng Việt Nam trong điều kiện bình thường mới
Hội thảo “Phát triển ngành Xây dựng Việt Nam trong điều kiện bình thường mới” do Bộ Xây dựng chỉ đạo Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam tổ chức, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu và liên tục sản xuất các sản phẩm mới, công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu thị trường Xây dựng và nhà ở đô thị theo hướng phát triển xanh, bền vững.
Phát triển ngành Xây dựng Việt Nam trong điều kiện bình thường mới
Hội thảo đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp, nhà đâu tư, các nhà khoa học, tư vấn thiết kế, các hội, hiệp hội chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu xây dựng tham gia, trao đổi các thông tin về vật liệu xây dựng mới, vật liệu hoàn thiện và trang trí nội ngoại thất, sản phẩm gạch không nung, sơn sinh thái, vữa dẻo chống nứt và chống thấm, chuyển đổi số trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng…
Phát triển ngành Xây dựng Việt Nam trong điều kiện bình thường mới
Đại diện Bộ Xây dựng cùng Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, Hội Bê tông Việt Nam trao đổi tại hội thảo.
Giới thiệu “Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030; Định hướng tới 2050” tại hội thảo, Th.S Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng cho biết, Chiến lược được xây dựng dựa trên 6 quan điểm nhất quán như phát triển ngành Vật liệu xây dựng hiệu quả, bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước tăng cường xuất khẩu; Ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ; Sử dụng hiệu quả tài nguyên, triệt để tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu; Hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản; Phát huy, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và bổ mạng lưới cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trên toàn quốc phù hợp với điều kiện về tự nhiên, xã hội của từng vùng miền.
“Mục tiêu chung của chiến lược là phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu, đồng thời khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế và hạn chế xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu là tài nguyên khoáng sản không tái tạo”, Th.S Phạm Văn Bắc nhấn mạnh.
Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng còn cho biết thêm về Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung tại Việt Nam đến năm 2030, mục tiêu đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường. Đồng thời tận dụng phế thải từ các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.
TS. Nguyễn Thanh Hải – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoá dầu công nghệ cao HI-PEC cũng đã trình bày phương án tối ưu chống mòn công trình dân dụng cho vật liệu Sắt thép, mạ/nhúng kẽm và nhôm, inox. TS. Nguyễn Thanh Hải cho biết, hiện nay, việc xây dựng các công trình dân dụng gần biển đang rất phát triển, song với vi khí hậu nhiều muối, ẩm…việc chống ăn mòn kim loại – đặc biệt cho lan can, dàn hoa, chiếu sáng, PCCC… là vấn đề nhiều chủ đầu tư quan tâm.
“Để giải quyết cụ thể, các nhà đầu tư cần sử dụng sơn chống ăn mong theo tiêu chuẩn ISO 12944-2018, trực tiếp thi công sơn bằng thiết bị hiện đại. Và chống ăn mòn dưới lớp sơn bằng cách cách loại bỏ muối tốt nhất, rẻ nhất là sử dụng nước ngọt để rửa sạch bề mặt kim loại trước khi sơn, từ đó giảm được gần hết muối trên bề mặt, loại trừ được nguyên nhân ăn mòn dưới lớp sơn”, TS. Nguyễn Thanh Hải chia sẻ.
Trình bày ứng dụng bê tông siêu tính năng (UHPC) trong xây dựng và công trình hạ tầng, TS. Trần Bá Việt – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Bê tông Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết, bê tông siêu tính năng là vật liệu xanh bền vững, tiết kiệm vật liệu xây dựng giảm phát thải CO2. Đồng thời đây là vật liệu có tuổi thọ cao gấp đôi bê tông cốt thép thường nhưng giá/m2 mặt cầu chỉ ngang bê tông cốt thép thường. Bên cạnh đó là tốc độ thi công nhanh, độ bền chống ăn mòn lớn, chi phí bảo trì thấp.
“Hiện bê tông siêu tính năng đã được nghiên cứu áp dụng tương đối phổ biến tại các nước phát triển trên thế giới. Việt Nam cũng đã có một số ứng dụng trong thực tiễn như xây dựng cầu với dầm bê tông siêu tính năng, chế tạo mặt ngoài kiến trúc và một số ứng dụng khác…”, TS. Trần Bá Việt thông tin.
Trong khuôn khổ chương trình, các đại diện ban ngành, chuyên gia, khách mời, doanh nghiệp đã trao đổi, chia sẻ ý kiến xung quanh việc phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam.
Phát triển ngành Xây dựng Việt Nam trong điều kiện bình thường mới
Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo – Trưởng đại diện VPĐD Bộ Công Thương tại Đà Nẵng trình bày về tình hình xuất – nhập khẩu của các sản phẩm thuộc ngành xây dựng, vật liệu xây dựng trong năm 2021.
Phát triển ngành Xây dựng Việt Nam trong điều kiện bình thường mới
Ông Trần Xuân Đính, Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, Chủ tịch Chi hội Vật liệu xây dựng miền Trung – Tây Nguyên trả lời câu hỏi của các doanh nghiệp.
Phát biểu tổng kết hội thảo, ông Tống Văn Nga – Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết, hội thảo đã diễn ra đúng tinh thần phát triển ngành vật liệu xây dựng trong điều kiện bình thường mới.
Phát triển ngành Xây dựng Việt Nam trong điều kiện bình thường mới
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng Việt Nam Tống Văn Nga phát biểu tổng kết hội thảo.
“Đồng thời những ý kiến, phản ánh và kiến nghị đã có đóng góp rất lớn trong việc giúp đỡ nhưng doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng ổn định kinh doanh, tìm hướng đi trong bối cảnh kinh tế mới” ông Nga chia sẻ.
Nguồn: Sưu Tầm